Tiếng Anh cho trẻ em vẫn còn là một băn khoăn cho nhiều bậc cha mẹ. Hầu hết các phụ huynh đều nghĩ rằng để con mình biết viết chữ rồi mới cho học ngoại ngữ thì tốt hơn. Tuy nhiên theo các nghiên cứu khoa học, cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ càng sớm trẻ sẽ dễ dàng giỏi ngoại ngữ hơn.
Học tiếng Anh từ bé: Tại sao không?
Phần lớn phụ huynh cho rằng trẻ phải vững tiếng mẹ đẻ rồi mới nên học ngoại ngữ thứ hai. Để bé có thể sử dụng tiếng Anh gần giống nhất với người nước ngoài, điều này e rằng sẽ hơi muộn. Một số nghiên cứu cho thấy não bộ của trẻ chịu tác động mạnh mẽ bởi sự tiếp xúc ngôn ngữ. Nếu trong gia đình bố mẹ sử dụng 2 ngôn ngữ khác nhau, mỗi người dùng một loại ngôn ngữ khác nhau để trò chuyện với trẻ thì khả năng nắm bắt và thông thạo cả hai ngôn ngữ là việc dễ dàng.
Trẻ học tiếng Anh càng sớm sẽ càng hiệu quả, bởi trẻ sẽ bỏ qua được bước “chuyển ngữ” thông qua tiếng mẹ đẻ, điều mà hầu hết người Việt học tiếng Anh thế hệ trước đều mắc phải. Trước đây, do tầm quan trọng của tiếng Anh đối với người Việt chưa thực sự được chú trọng, và lý do thứ hai đó là do phương pháp dạy và học bộ môn này của người Việt tại Việt Nam. Về cơ bản, học ngoại ngữ cần có môi trường, trong đó, phương pháp dạy và hướng trẻ tới những tình huống cụ thể để tránh “học vẹt”, để trẻ dần hình thành khái niệm và nắm bắt được tư duy ngôn đó thì chắc chắn hiệu quả mang lại sẽ rất cao.
Học không áp lực
Không nên “ép” trẻ học bất cứ môn học nào, với tiếng Anh cũng vậy. Một số trẻ đã bị “ám ảnh” mỗi khi tới giờ học tiếng Anh bởi bị phụ huynh hoặc thầy cô ép học. Nếu không tạo được niềm yêu thích, trẻ sẽ luôn cảm thấy thiếu tự tin, sẽ không bao giờ học tốt được. Nếu trẻ không tự tin thì dù học ở trường “xịn” như thế nào cũng sẽ không thể có được kết quả học tốt, bởi sự không thoải mái, gò bó và áp lực.
Nền giáo dục hiện đại, các nhà nghiên cứu giáo dục vẫn luôn không ngừng nghiên cứu để đưa ra những phương pháp phù hợp với từng môn học giúp học viên đạt được hiệu quả cao nhất. “Phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả nhất cho trẻ từ 3-16 tuổi”. Phương pháp này không chỉ giúp các em cảm thấy học tiếng Anh không khó mà có hiệu quả rõ rệt … theo đó, học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt ngoại ngữ thông qua các môn học hay sự vật, sự việc quen thuộc hàng ngày trong những những tình huống giao tiếp cụ thể. Từ đó, các em từ từ “hiểu” và “thấm” tiếng Anh hơn và khả năng sử dụng ngôn ngữ sẽ linh hoạt và phản xạ tốt hơn.
Học tiếng Anh và cả kỹ năng sống
Các bậc phụ huynh hay suy nghĩ rằng học là ngồi ngay ngắn trên bàn học, còn vui chơi thì sẽ không học được gì cả.
Hoàn toàn sai lầm! Đối với lứa tuổi nhi đồng, học trong lúc vui chơi cũng là cách để các em vừa thư giãn vừa bổ sung, củng cố kiến thức.
Có bao giờ bạn nghĩ là nghe nhạc đơn thuần chỉ là thư giãn? Hay chơi các trò chơi xếp giấy origamni, làm bánh, nặn đất sét… chỉ đơn thuần phục vụ cho việc giải trí? Nếu các trò chơi được lồng ghép các từ vựng, thành ngữ vào thì nó không đơn thuần là trò chơi nữa.
Với sự kết hợp tư duy giữa 2 bán cầu não phải và trái, các hoạt động học thông qua vui chơi thường giúp trẻ nhớ lâu hơn. Vai trò của ngôn ngữ là phải được sử dụng thường xuyên, chính vì vậy khi tham gia vào các trò chơi, sự tương tác giữa các học viên cũng như học viên và giáo viên nhiều hơn, các rào cản về tâm lý gần như biến mất và các câu từ mới của tiếng Anh dễ dàng “thâm nhập” các em một cách tự nhiên hơn.