CÁCH DẠY TIẾNG ANH CHO TRẺ

Các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với tiếng anh càng sớm càng tốt: chọn giáo trình phù hợp, cho trẻ nghe băng đĩa 10 phút/ ngày, tập cho trẻ cách phản xạ bằng tiếng anh để trẻ hình thành thói quen tốt ngay từ nhỏ.

Tiếng Anh được đưa vào Việt Nam cách đây ba mươi năm và nhờ các vị phụ huynh trẻ, phong trào dạy và học tiếng Anh được đẩy mạnh như hiện nay. Tỷ lệ thuận với phong trào này là các trung tâm dạy tiếng Anh cho trẻ, đáp ứng mọi yêu cầu của gia đình và các học viên “nhí”. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có đánh giá về hiệu quả của các trung tâm. Trẻ em Việt Nam học tiếng Anh tự do ở các trung tâm ngoại ngữ phần lớn bắt đầu từ 4 tuổi. Mỗi trung tâm chọn dạy các giáo trình khác nhau, có giáo viên bản ngữ dạy và thường có trợ giảng là người Việt Nam.

Về đào tạo giáo viên, Việt Nam chưa có đào tạo giáo viên tiếng Anh cho bậc tiểu học (không có mã ngành đào tạo). Hầu hết các giáo viên được đào tạo để dạy tiếng Anh cho người lớn. Điều này dẫn tới việc một giáo viên với ngữ liệu 10000 từ truyền đạt cho trẻ với dữ liệu vỏn vẹn 300 từ, khiến các em bị “quá tải”.

Về phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em, chúng ta thường nghe cụm từ “vừa học vừa chơi”. Tuy nhiên, có nhiều giáo viên vẫn nhầm lẫn trong quá trình dạy tiếng Anh cho các em. Chẳng hạn, khi giúp các em tiếp cận với tiếng Anh qua bài hát, các cô giáo chưa phân biệt được “sing to learn” (hát để học) hay “learn to sing” (học hát). Muốn dạy các em ba từ mới nghĩa là trong bài hát đó chỉ bao gồm ba từ được lặp đi lặp lại, không phải lồng ba từ đó vào một bài hát dài. Nếu không nắm vững phương pháp này, việc dạy tiếng Anh cho trẻ chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả cao.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa tiếng Anh vào giảng dạy ở bậc tiểu học cho học sinh bắt đầu năm học lớp 3. Hiện Bộ đang xây dựng Chương trình đến năm 2020 và mời các chuyên gia xây dựng một chương trình khắc phục tình trạng tự phát trong dạy – học tiếng Anh như hiện nay.

tieng-anh-tre-em-1

“Nên cho trẻ học tiếng Anh ở độ tuổi nào?”

Chị Phương, phường Đồng Tâm, Hai Bà Trưng bày tỏ sự băn khoăn: “Con gái mình năm nay 7 tuổi. Cháu đi học tiếng Anh từ năm 4 tuổi nhưng cũng chưa nói được nhiều. Không biết cháu học như vậy có hiệu quả hay không?”

Đó cũng là băn khoăn chung của nhiều bậc cha mẹ tham gia tọa đàm. Không nhất thiết phải cho các cháu họ tiếng Anh từ sớm, tuy nhiên các gia đình có điều kiện có thể cho con làm quen, tiếp cận với tiếng Anh từ lứa tuổi mẫu giáo (4 tuổi trở lên) nhưng nên có nhận thức đúng đắn rằng: trẻ chơi để học chứ không phải đến trung tâm ngoại ngữ chỉ để học tiếng Anh hay một ngoại ngữ nào đó.

Cha mẹ và giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ như thế nào?

Với các bậc cha mẹ biết ngoại ngữ, có thể giúp con học bằng cách lựa chọn giáo trình và băng đĩa thích hợp, đồng thời hướng dẫn con học theo băng đĩa.

Với các bậc cha mẹ không biết ngoại ngữ, hãy để việc đó cho nhà trường. Lời khuyên của thầy dành cho các vị phụ huynh là khi không có chuyên môn sư phạm, không biết nhiều về tiếng Anh thì cách dạy tốt nhất là không dạy.

Mỗi ngày cha mẹ chỉ cần bật băng đĩa trong khoảng 10 phút cho con nghe và xem để tạo môi trường “bắt chước” ngôn ngữ cho trẻ em. Cha mẹ cũng cần kiên nhẫn để cho trẻ xem lặp đi lặp lại, để trẻ có thể “bật” ra tiếng Anh trong môi trường giao tiếp tương tự.

Với các giáo viên Việt Nam, nên biết tận dụng nguồn băng đĩa, phần mềm dạy tiếng Anh rất dồi dào hiện nay. Không nên đề nghị các em “đọc theo cô” mà là “đọc theo băng”.

tieng-anh-tre-em

Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ hiệu quả nhất

Trẻ mầm non với đặc điểm tâm lý là thông qua việc chơi để tìm hiểu thế giới xung quanh, do đó cần đặt mục tiêu cho trẻ là làm quen, tiếp cận tiếng Anh như một trò chơi ngôn ngữ. Nên dạy các cháu các từ đơn và các mẫu câu là đơn vị “đúc sẵn”, chưa cần dạy các từ mang nghĩa trừu tượng, cũng không nên sợ các cháu “học vẹt” . Đặc biệt, cần tạo cho các cháu vui chơi để học với các hình thức như các trò chơi bắt chước, đóng vai, hát, vẽ, tô màu, v.v.

Với các trẻ ở độ tuổi tiểu học, bắt đầu được học tiếng Anh như một ngôn ngữ mới, trong khi học tiếng mẹ đẻ là vẫn là nhiệm vụ chính. Vì tiếng Anh chỉ có 4 tiết/ một tháng, vậy chúng ta không nên đòi hỏi trẻ nhanh chóng nói sõi tiếng Anh. Chúng ta nên kiểm tra ở mức độ “nhẹ” nhất. Thực tế là một đứa trẻ muốn nói sõi tiếng Việt mất khoảng ba năm, và đó là trong điều kiện trẻ “đắm chìm” trong tiếng Việt cùng hàng trăm “thầy” dạy: ông bà, cha mẹ, họ hàng, v.v.

Hiện nay ở Việt Nam, theo thống kê, một năm các cháu phải học khoảng 800 từ và 52 mẫu câu là quá nặng. Học ngôn ngữ là một quá trình, đòi hỏi phải có thời gian, không thể đốt cháy giai đoạn.

Về việc nên cho trẻ em học tiếng Anh với giáo viên người Việt hay người bản ngữ và nên cho trẻ đến trung tâm học hay mời thầy về dạy, thầy Hùng cho rằng, trẻ có thể học với giáo viên người Việt, với điều kiện giáo viên đó biết tận dụng nguồn băng đĩa, phần mềm dạy tiếng Anh rất dồi dào hiện nay. Nên cho trẻ đến trung tâm vì trẻ thích đông bạn bè, có hứng thú để học. Bà Jullie cho rằng giáo viên bản ngữ có phát âm tốt, tuy nhiên chưa hiểu nhiều về đặc điểm trẻ em Việt Nam và văn hóa Việt.

Về việc nên lựa chọn giáo trình dạy tiếng Anh cho trẻ theo tiêu chí nào, thầy Hùng cho rằng hầu như tất cả các giáo trình của Anh, Mỹ đưa về Việt Nam đều được thiết kế cho học sinh châu Âu, tức là không phù hợp với học sinh Việt Nam, với đặc điểm ngữ pháp là không có trọng âm. Nếu chúng ta dùng nguyên giáo trình ngoại nhập thì không hoàn toàn phù hợp. Giáo trình phù hợp với đặc điểm trẻ em Việt Nam hiện đang trong quá trình biên soạn.

Về việc trẻ nghe lỏm người lớn học nhiều ngôn ngữ khác nhau và kết hợp “lung tung”, cha mẹ không nên lo lắng. Trẻ em sẽ tự tìm ra ngôn ngữ nào là gần gũi với chúng nhất. Nhìn chung, ở tuổi này trẻ thích và có khả năng làm quen với các ngôn ngữ mới. Nên để ngôn ngữ của trẻ phát triển tự nhiên, tức là hình thành phản xạ tự nhiên cho trẻ

Call Now Button