I. Đọc như thế nào cho hiểu?
a/Giai đoạn 1
– Khi đọc bạn phải nhìn vào chữ để làm quen với ký hiệu viết của âm thanh, phải nhận điện được chúng chứ không nên đọc vẹt.
– Trong khi đọc, bạn phải chú ý nhận xét mối tương quan giữa ký hiệu và âm thanh, để thấy một âm có thể có được ký hiệu bằng nhiều dạng chính tả khác nhau và ngược lại.
Ví dụ:
– Note = ghi chú
– Nose = cái mũi
Hai âm này đọc gần giống nhau nhưng phải chú ý
Giữa 2 từ note và nose, cả hai mang tính chất khác phụ âm đuôi.
b/ Giai đoạn 2
Bạn hãy đọc từng nhóm chữ có ý nghĩa – Đừng đọc một chữ mà phải xét xem nó thuộc nhóm chữ nào.
Ví dụ: Chúng ta đọc một câu như sau:
– Every week, Mrs Lan goes to the supermarket. (Mỗi tuần bà Lan đều đi siêu thị).
Khi bạn chưa thể quen để đọc được một cách liên tục của câu trên, thì bạn có thể đọc như thế này:
– Every week – Mrs Lan – goes to the Supermarket (Mỗi tuần bà Lan đều đi siêu thị).
Mỗi nhóm từ đó đều có nghĩa để ta dễ nhận diện vừa đọc vừa hiểu ngay trong đầu.
Ta không thể đọc trôi chảy những gì chưa phát âm được dễ dàng. Vì vậy ta cần thường xuyên đọc lại những bài văn tiếng Anh thầy đã dạy trên lớp, để khi đọc sang tài liệu khác ta bắt gặp các nhóm từ đã quen, từ đó giúp ta không bị bỡ ngỡ.
c/ Giai đoạn 3:
Bạn phải hết sức chú ý tập nhận diện nhanh những dấu hiệu cấu trúc.
Cố gắng đọc lại từng nhóm từ, từng chữ.
Phải phân biệt ngay những dấu hiệu về thì, những câu phủ định, câu nghi vấn…
Ví dụ : Qua những câu đối đáp dưới đây bạn phải tập nhận ra ngay câu nào là phủ định và câu nào là câu nghi vấn:
(1) – She’s a doctor, isn’t she? (Cô ấy là bác sĩ, phải không?)
(2) – I don’t know who she is. (Tôi không được biết cô ta là ai).
Trong câu thứ (1) là câu nghi vấn
Trong câu thứ (2) bạn thấy đó là câu phủ định.
d/ Giai đoạn 4
– Tập đọc tài liệu về các đoạn văn ngắn; truyện ngắn.
– Tập đọc từ vựng và tra từ điển những từ khó hiểu.
– Thực tập qua những mẫu câu hỏi về các tài liệu truyện ngắn mà bạn đã đọc.
II. Rèn luyện kỹ năng viết
Viết như thế nào cho đúng ngữ pháp?
Gồm 4 giai đoạn:
– Sao chép
– Viết lại
– Viết lại có biến đổi
– Viết có hướng dẫn và viết tự do.
1. Giai đoạn sao chép:
– Cần sao chép đúng, chép kỹ, rõ ràng. Đồng thời nhận diện và viết chữ lại được dễ dàng.
– Chép lại bài học.
Trong quá trình chép nên tập trung tư tưởng và nên lập lại trong óc những gì đang chép. Để trí óc bạn khắc sâu và nhớ kỹ mẫu câu cũng như cách cấu trúc ngữ pháp hơn.
2. Giai đoạn viết lại:
Cố gắng viết lại những gì đã học trong sách giáo khoa, bằng cách bạn hãy nhìn vào một đoạn văn của tiếng Việt. Và bạn tự viết lại bằng tiếng Anh. (Nghĩa là bạn sẽ phải làm các việc tự dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Sau đó bạn hãy so sánh và tự sửa chữa).
3. Giai đoạn viết lại có thay đổi:
Trong tiếng Anh thường có những cụm từ phức tạp vì vậy không những nắm kỹ về cấu trúc ngữ pháp mà phải biết linh động thay thế cụm từ, biến đổi câu. Hoặc rút ngắn câu, bạn có thể dùng đại từ thay cho danh từ.
Hoặc:
– Thay thế cho cụm từ
– Thay thế cho mệnh đề
4. Viết tự do:
Tập diễn tả ngôn ngữ qua chữ viết về một hiện tượng hay một sự kiện nào đó mà bạn chỉ dùng những từ ngữ thông thường và đơn giản bằng những câu ngắn – Nên dùng tự điển để trợ giúp khi bạn thấy cần.
Ví dụ bạn muốn kể về công việc của bạn mỗi tuần: bạn có thể viết một đoạn văn ngắn bằng Anh ngữ như sau:
– Every week, I go to the supermarket – I buy a lot of things – I always buy a tin of milk, a dozen eggs and a lot of fishs or meats. I put them in the fridge.
Bạn có thể dịch:
– Mỗi tuần, tôi đều đi siêu thị – Tôi mua nhiều thứ lắm. Tôi luôn luôn mua một hộp sữa, một tá trứng và thật nhiều cá hoặc thịt. Tôi bỏ tất cả vào tủ lạnh.
Để luyện viết khá hơn, bạn cũng nên tập viết nhật ký mỗi ngày bằng tiếng Anh. Bước đầu bạn cố viết câu ngắn, đơn giản sau dần bạn có thể viết những câu phức tạp hơn.