TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO TRẺ EM

Trẻ em bắt đầu học ngoại ngữ từ lứa tuổi mầm non cho tới cuối tiểu học có trình độ phát triển về nhận thức cao hơn trẻ em cùng độ tuổi không được học tiếng Anh. Trong kiểm tra đánh giá học lực các môn khác, thành tích của các em được học ngoại ngữ từ sớm cũng đều cao hơn hoặc ít nhất là ngang bằng với các em cùng lứa tuổi không được học tiếng Anh.

1. Tuổi càng nhỏ trẻ càng ít bị ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ

Khi người ta càng lớn, kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ ngày càng trở nên trôi chảy và hoàn thiện, các thói quen do ngôn ngữ mẹ đẻ tạo ra ở mỗi người sẽ càng vững chắc hơn. Khi một người trưởng thành bắt đầu học ngoại ngữ, đặc biệt là môn ngoại ngữ khác biệt hoàn toàn so với ngôn ngữ mẹ đẻ, người đó sẽ bị những thói quen từ tiếng mẹ đẻ áp chế khả năng tiếp nhận ngoại ngữ.

Người trưởng thành học ngoại ngữ thường có thói quen lấy ngôn ngữ mẹ đẻ làm tiêu chuẩn để đánh giá và tiếp nhận môn ngoại ngữ đó. Điều này dẫn đến hệ quả là người đó sẽ cảm thấy một số hiện tượng trong môn ngoại ngữ đó rất kỳ quái và khó lý giải. Tâm lý bị chi phối bới tiếng mẹ đẻ sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến việc học tập ngôn ngữ thứ hai.

So với người lớn, trẻ em chưa hình thành hoàn toàn những thói quen từ ngôn ngữ mẹ đẻ vì thế trong quá trình học ngoại ngữ, trẻ em ít chịu sự ảnh hưởng của ngôn ngữ mè đẻ hơn người lớn.

Người viết bài này từng dạy một cậu bé 6 tuổi học tiếng Anh giao tiếp, khi dạy cậu không được dùng “a paper” để chỉ “một tờ giấy”, cậu tiếp thu điều này một cách rất tự nhiên, bởi cậu chưa nắm rõ các lượng từ trong tiếng mẹ đẻ và cũng không đem cách nói trong tiếng mẹ đẻ áp dụng với tiếng Anh, cậu bé chỉ biết tiếng Anh không nói như thế, vì thế cậu cũng không nảy sinh tâm lý mâu thuẫn giữa hai ngôn ngữ. Ngược lại, rất nhiều học sinh phổ thông khi diễn đạt cụm từ “mức sống” lại dùng cụm từ “life level” mà không biết phải diễn đạt là “living standard” theo cách nói của người Anh. Những lỗi sai do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ thường rất khó sửa.

tieng-anh-giao-tiep-tre-em-1

2. Trẻ em học ngoại ngữ ít gặp trở ngại về tâm lý

Trong quá trình học ngoại ngữ, tâm lý và tình cảm của người học là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tiếp nhận. Đối với người lớn, khi càng trưởng thành về ý thức xã hội và tâm lý thì ý thức tự tôn càng mạnh, và càng có thiên hướng cân nhắc những ý kiến đánh giá của người khác đối với bản thân.

Trong khi sử dụng ngoại ngữ người ta luôn tồn tại một sự lo lắng, đó là nỗi lo sẽ mắc lỗi, sợ sẽ làm trò cười cho người khác do cho rằng trình độ ngôn ngữ của mình còn thấp. Những nhân tố bất lợi về xã hội và tâm lý này một mặt làm giảm cơ hội tiếp xúc và sử dụng của người học với ngôn ngữ thứ hai, mặt khác cũng tạo ra cho quá trình tri nhận một sự trở ngại đối với việc xử lý các tài liệu ngôn ngữ tiếp xúc được. Nếu nhìn từ đặc điểm tâm lý của trẻ nhỏ sẽ thấy trẻ rất thích thú trước mọi sự vật mới mẻ, do đó trẻ rất năng nổ và tự nhiên trong quá trình học ngoại ngữ.

3. Dạy ngoại ngữ từ sớm có lợi cho sự phát triển về trí tuệ trên mọi phương diện của trẻ

Học ngoại ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển các khả năng ngôn ngữ, nhận thức, tư duy và giao tiếp của trẻ. Một loạt các nghiên cứu đã cho thấy, trẻ em bắt đầu học ngoại ngữ từ lứa tuổi nhi đồng cho tới cuối tiểu học có trình độ phát triển về nhận thức cao hơn trẻ em cùng độ tuổi không được học ngoại ngữ. Trong kiểm tra đánh giá học lực các môn khác, thành tích của các em được học ngoại ngữ từ sớm cũng đều cao hơn hoặc ít nhất là ngang bằng với các em cùng lứa tuổi không được học ngoại ngữ.

Trên một phương diện khác, thông qua việc học ngoại ngữ, có thể mở mang tầm hiểu biết của trẻ em về con người và nền văn hóa các quốc gia khác ; điều này chắc chắn có lợi cho việc đào tạo những nhân tài mang tầm quốc tế đồng thời đặt nền móng ban đầu cho việc học ngoại ngữ ở một trình độ cao hơn về sau.

=> Bài viết liên quan: KHÓA HỌC ANH VĂN GIAO TIẾP

Call Now Button